STT | Bộ phận cấu tạo | Chức năng |
1 | Van cửa hút khí đầu vào |
Điều chỉnh đầu ra của khí nén trong máy nén bằng cách đóng/mở để cung cấp lượng khí vào máy nén
|
Phân loại: - Van hút điều khiển máy nén khí chế độ tải/ không tải. - Van hút điều khiển máy nén khí chế độ điều chế Van cửa hút khí đầu vào |
||
2 | Cụm đầu nén (buồng nén) |
Đây là nơi diễn ra quá trình nén, tạo ra khí nén áp lực cao.
Cấu tạo gồm: - Hai cặp trục vít gồm trục vít đực và trục vít cái. - Một trục đứng được xếp song song với nhau. - Một trục chính được nối với động cơ thông qua hệ bánh răng gia tốc hoặc khớp nối mềm. - Bên ngoài bao bọc bởi lớp vỏ casing |
Phân loại: - Ngâm dầu: Được sử dụng phổ biến, giá thành phải chăng hơn đầu khí nén không dầu. - Không dầu: Được sử dụng nhiều trong sản xuất yêu cầu cao về độ sạch của không khí (khí thoát ra không được lẫn dầu). Ứng dụng rộng rãi trong các xưởng chế biến thực phẩm và nhà máy hóa chất. |
||
3 | Van một chiều | Đảm bảo quá trình hoạt động của máy nén khí được ổn định và an toàn. Thiết bị giúp ngăn cản các dòng khí nén bị chảy ngược vào máy hoặc ra ngoài, tránh được các tình trạng như: hỏng hóc, lượng khí không đảm bảo cho quá trình hoạt động của máy |
Phân loại: Van một chiều máy nén khí |
||
4 | Van chặn dầu | Nằm ở vị trí đáy của buồng nén, ngăn dầu lại và chỉ cho lưu thông từ két làm mát, bộ phận lọc dầu, buồng nén, không cho dầu di chuyển qua chiều ngược lại. |
- Đường ống chặn dầu từ bộ lọc dầu/làm mát.
- Đường ống chặn dầu đến đầu nén.
- Điều khiển kết nối công tắc áp suất.
|
||
5 | Bình chứa dầu | Bình chứa dầu chứa bộ phận lọc/tách. Khi đó, phần lớn dầu sẽ được tách bằng lực ly tâm và phần còn lại sẽ được tách bằng bộ lọc/tách. |
6 | Đường dẫn dầu và hồi dầu | Đường hồi dầu được lắp bên ngoài bình chứa dầu. Một đầu của đường hồi dầu kết nối với trục vít. Khi máy nén khí hoạt động, lực hút được tạo ra, đầu còn lại của đường hồi dầu chạm đáy của bộ lọc/tách dầu và hút dầu lên |
7 | Van áp suất tối thiểu | Áp suất giúp lưu thông dầu, dầu được bơm tuần hoàn trong hệ thống. Van áp suất tối thiểu có vai trò là đóng khi bên trong máy nén khí đạt áp suất tối thiểu, giúp dầu không bị chảy ngược lại hệ thống. |
8 | Van hằng nhiệt | Khi đạt nhiệt độ cho phép, dầu sẽ di chuyển đến bộ lọc và đầu nén. Dầu nóng sẽ được chuyển lên két làm mát để điều hòa lại nhiệt độ, sau đó được đưa trở lại đầu nén thông qua áp suất. |
Hệ thống kết nối: - Đường ống dầu đi vào két làm mát. - Đường ống dầu đi từ két làm mát về van hằng nhiệt. - Đường ống dẫn dầu về đầu nối. |
||
9 | Lọc dầu | Lọc, tách dầu ra khỏi khí nén. Nguyên lý hoạt động dựa vào lực ly tâm. |
10 | Bộ giải nhiệt khí (két giải nhiệt khí) | Hạ nhiệt khí trước khi khí nén đi ra ngoài. Một mặt kết nối van áp suất tối thiểu và một mặt gắn với đầu ra máy nén. |
11 | Két giải nhiệt dầu (két giải nhiệt dầu) | Hạ nhiệt dầu. Nó được đặt cạnh bộ làm mát với hệ thống quạt lớn ở phía trước. |
12 | Cốc xả nước tự động | Loại bỏ chất lỏng, dầu nhớt thừa ở phần đáy bình chứa của máy nén khí, máy sấy khí, bình lọc khí, bình tích, máy tách khí,... và tự động xả khi nước nhiều. Giúp người sử dụng không cần phải thường xuyên thực hiện xả nước thủ công. |
13 | Mô tơ điện và khớp nối | Giữ vai trò truyền động từ mô tơ đến trục vít. |
Phân loại: - Khớp nối mềm kim loại (nối ren hoặc mặt bích) Khớp nối máy nén khí |
||
14 | Van xả xì | Khi áp suất vượt ngưỡng cho phép, lực khí nén sẽ thắng lực của lò xo khiến van an toàn mở, khi đó khí nén sẽ thoát ra ngoài, áp suất sẽ giảm đi. Do đó, để bảo vệ máy và xả áp suất nhanh chóng, van xả xì thường được lắp ở trên của bình chứa máy nén. |
15 | Quạt làm mát | Làm mát và giải nhiệt cho máy nén khí, ngăn chặn hiện tượng cháy nổ và hỏng hóc máy. Làm sạch các bụi bẩn trong máy giúp thiết bị sạch sẽ và hoạt động trơn tru hơn. Để máy nén khí luôn ở nhiệt ổn định, quạt làm mát sẽ phải hoạt động liên tục kể cả khi máy nén khí đã tắt. |
16 | Van an toàn | Bảo vệ máy nén khí khỏi nguy cơ cháy, nổ. Khi áp suất tại bình dầu vượt ngưỡng cho phép, van sẽ được mở ra để thoát khí ra ngoài. Khi áp suất ổn định, van sẽ đóng lại. |
17 | Cảm biến áp suất | Điều khiển máy nén khí hoạt động trong dải áp suất cho phép. Khi đủ áp suất, máy nén khí sẽ chuyển sang chế độ chạy không tải. |
18 | Cảm biến nhiệt độ | Kiểm soát nhiệt độ chất lỏng - khí - hơi. Đảm bảo nhiệt độ luôn ở mức cho phép ở đầu vào và đầu ra của máy nén khí. Nếu nhiệt độ vượt ngưỡng cho phép, cảm biến sẽ ngắt hệ thống, đảm bảo an toàn cho thiết bị và người vận hành. |
19 | Cảm biến quá tải (cảm biến quá dòng, rơ le nhiệt) | Bảo vệ mô tơ khỏi bị hư hỏng, cháy khi máy vận hành sai hoặc quá tải. Khi phát hiện nguy hiểm, bộ rơ le gửi tín hiệu để bật công tắc bảo vệ máy nén |
20 | Bộ lọc khí đầu vào | Tách nước, lọc các chất bẩn có trong khí nén, đảm bảo các thiết bị truyền động hoạt động trơn tru. Duy trì và điều chỉnh áp suất trong máy, kết nối các chi tiết máy, đảm bảo chất lượng khí nén đầu ra. |
Phân loại theo kiểu lọc: - Lọc phân tử. - Lọc phân tử cấp độ cao. - Lọc khí đầu vào. - Lọc than hoạt tính hay có các gọi khác lọc hơi. - Lọc hấp thụ. |
Cụ thể về nguyên lý hoạt động của máy nén khí, như đã đề cập ở trên nó hoạt động theo nguyên lý thay đổi thể tích, với 2 trục vít hình xoắn ốc là 1 trục vít chính và 1 trục vít phụ (hay còn gọi là “trục vít đực” và “trục vít cái”). 2 trục này có các răng ăn khớp nhau, sai biệt nhau từ 1 - 2 răng, được đặt trong một khoang chứa được gọi là đầu nén.
Khi máy vận hành, hai trục vít sẽ quay với tốc độ nhanh ngược chiều nhau tạo ra khoảng chân không hút không khí từ bên ngoài vào đầu nén thông qua cửa nạp đồng thời truyền thẳng vào khoang khí giữa 2 trục. Không khí thoát ra sẽ được nén ở áp suất cao khoảng 8 - 16 bar. Quá trình hút không khí sẽ dừng lại khi khoang chứa giãn hoàn toàn và thể tích khí đạt giá trị lớn nhất. Và để hạn chế sự rò rỉ của khí nén, ở cửa xả cũng được lắp đặt van 1 chiều để ngăn không cho khí nén đi ngược lại.
- Máy bơm khí nén trục vít được ứng dụng phổ biến trong các hệ thống làm sạch túi lọc.
- Cung cấp khí nén để điều khiển các máy móc, dụng cụ khoan cắt đá, máy mài, đánh bóng vật liệu.
- Tạo nguồn năng lượng hoạt động cho các thiết bị như: súng phun sơn, máy bắn đinh, búa khoan cầm tay, cưa vòng, đầm rung bê tông,...
- Với đặc thù của ngành khai khoáng là phải làm việc nhiều giờ liền dưới lòng đất thiếu không khí. Các loại máy nén khí trục vít được ứng dụng để cung cấp khí nén để đưa nguồn oxy sạch xuống các hầm, mỏ,... giúp nhân công có đủ không khí để thở và làm việc.
- Nhờ vào khả năng truyền động mạnh, máy nén khí dùng để thăm dò độ sâu trong việc khai thác khoáng sản hoặc thăm dò biển.
- Máy nén khí trục vít được ứng dụng hỗ trợ sản xuất các linh kiện điện tử cũng như tự động hóa lắp ráp linh kiện, mang đến hiệu quả công việc và tính chính xác cao hơn so với làm thủ công.
- Máy nén khí còn được dùng để loại bỏ các bụi bẩn bám dính trên bề mặt linh kiện điện tử mà không làm trầy xước, mài mòn hay đứt gãy bề mặt.
- Máy nén khí được ứng dụng phổ biến để vệ sinh xe các loại, làm sạch mọi bụi bẩn, vết bám trên vỏ xe mà không gây trầy xước.
- Ngoài ra nó còn được sử dụng như một thiết bị làm khô xe
- Thêm một lợi ích thông dụng nữa của chiếc máy này là dùng để bơm lốp xe.
- Ứng dụng để sấy khô, khử trùng các thiết bị y tế trước và sau sử dụng.
- Giúp quá trình sấy khô các nguyên vật liệu y tế, phun rửa và sấy khô vỏ thuốc.
- Nguồn cấp khí nén cho các thiết bị máy móc y tế: máy chụp X-quang, tay khoan (trong nha khoa),...
- Khí nén được sử dụng điều khiển các thiết bị tự động hóa phục vụ các công đoạn: đóng gói, đóng chai, làm đầy,...
- Ứng dụng để làm sạch, vệ sinh các khuôn đúc, khuôn mẫu.
- Dùng để sục khí, lên men trong các nhà máy sản xuất rượu, bia, đồ uống có cồn.
- Được sử dụng để đẩy nhanh quá trình làm mát các thực phẩm nóng, thực phẩm mới nướng trong lò, phục vụ nhanh hơn cho quá trình đóng gói thực phẩm.